Giới thiệu


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH

I/. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG:

      Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh, tiền thân là Trường Trung học Kỹ thuật Tây Ninh, được thành lập vào năm 1965. Sau 30/4/1975 nhà Trường mang tên Trường Kỹ thuật Công nghiệp Tây Ninh, năm 1986 mang tên Trường Cơ điện Việt Xô Tây Ninh.

       Năm 2007, trường đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Tây Ninh. Năm 2014, nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

II/. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:

1. Đào tạo nghề hệ chính quy Cao đẳng và Trung cấp gồm các nghề:

Trình độ đào tạo

Tên ngành/ nghề

Ghi chú

Cao đẳng

 Cắt gọt kim loại  
 Điện công nghiệp  
 Quản trị cơ sở dữ liệu  
 Kế toán doanh nghiệp  
 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí  
 Công nghệ ô tô  

Trung cấp

 Cắt gọt kim loại  
 Nguội sửa chữa máy công cụ  
 Lắp đặt thiết bị cơ khí  
 Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí  
 Hàn  
 Chế tạo thiết bị cơ khí  
 Điện công nghiệp  
 Điện tử công nghiệp  
 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí  
 Công nghệ ô tô  
 Quản trị cơ sở dữ liệu  
 Quản trị mạng máy tính  
 Kế toán doanh nghiệp  
 Nghiệp vụ nhà hàng  
 Quản trị du lịch MICE  

2. Đào tạo Sơ cấp và Đào tạo nghề thường xuyên, gồm các nghề: Tiện ren, Nguội căn bản, Hàn điện, Sửa chữa máy kéo, Lắp đặt điện, Điện dân dụng, Điện lạnh, Điện tử, Điều khiển lập trình (PLC), CNC, Sửa chữa máy tính, May công nghiệp...

3. Liên kết đào tạo với các trường Cao đẳng, Đại học

4. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

5. Thiết kế và gia công lắp đặt.

 III/. KẾ HOẠCH  ĐÀO TẠO:

1. Cao đẳng:
       Cấp bằng Cao đẳng chính quy. Trình độ văn hóa đầu vào tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Trung cấp:
       Cấp bằng Trung cấp chính quy. Trình độ văn hóa đầu vào tốt nghiệp THCS trở lên.

       Học sinh có bằng Trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT sẽ được học liên thông lên cao đẳng, đại học.

3. Hệ Sơ cấp và Đào tạo thường xuyên:  
       Tuyển sinh thuờng xuyên, đối tượng là mọi tầng lớp nhân dân; cấp Chứng chỉ Sơ cấp hoặc Chứng chỉ nghề tùy theo thời gian đào tạo

IV. NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

1/. Nhóm nghề Cắt gọt kim loại, Nguội sửa chữa máy công cụ, Lắp đặt thiết bị cơ khí, Chế tạo thiết bị cơ khí, Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí:
           Xưởng cắt gọt kim loại có các loại: máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào, máy xọc , máy mài, máy khoan, và các máy hiện đại như máy tiện CNC,  phay CNC.

Cơ hội việc làm:

         - Trực tiếp gia công trên các máy công cụ phổ biến, thông dụng của nghề và máy phay CNC;

         - Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

         - Tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

         - Có khả năng tự tạo việc làm;

         - Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

2/. Nghề Hàn:
         Ngoài các lọai máy hàn thông thường, xưởng Hàn còn có các loại máy hàn hiện đại như máy hàn TIG, hàn MIG, hàn tiếp xúc; máy cuốn 3 trục, máy búa, máy dập,…

Cơ hội việc làm:

        - Sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn có nghề Hàn;

        - Học liên thông lên Cao đẳng, Đại học;

       - Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

3/. Nghề Công nghệ Ô tô:
      Trang bị các kiến thức và kỹ năng về nghề công nghệ ô tô; bảo dưỡng, sửa chữa động cơ; bảo dưởng, sửa chữa trang bị điện; bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (gầm ô tô); chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật và sai hỏng của các hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; thực hiện các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sử dụng các thiết bị nghề nguội.

Cơ hội việc làm:

       - Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, hoặc làm nhân viên tư vấn dịch vụ, nhân viên bán hàng.

        - Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.

4/. Nghề Điện công nghiệp:
       Xưởng Điện có các loại máy điện 1 pha, 3 pha thiết bị đo kiểm, bảng điện thực tập và nhiều mô hình học cụ khác. Đặc biệt, nghề Điện công nghiệp còn có phòng học chuyên môn về Điện tử công suất, về điều khiển lập trình PLC.

Cơ hội việc làm:

      - Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;

       - Làm việc trong các  tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

5/. Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí:

        Xưởng Điện lạnh có các loại máy lạnh, thiết bị lạnh công nghiệp, máy lạnh dân dụng nhiều mô hình học cụ khác.

Cơ hội việc làm:

       - Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí.

6/. Nghề Điện tử công nghiệp:

       Trang bị các kiến thức về lĩnh vực điện  tử công nghiệp. Ứng dụng kiến thức trong việc điều khiển hệ thống trong công nghiệp sản xuất như: băng chuyền, thang máy, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, quang cáo, Robot công nghiệp …

        Thiết kế board mạch điện tử, lập trình cho vi điều khiển, thiết kế hệ thống cảm biến, đo lường và điều khiển bằng máy tính đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp.

Cơ hội việc làm:

        - Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;

        - Các dây chuyền sản xuất tự động;

        - Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp

        - Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

7/. Nghề Tin học (Quản trị cơ sở dữ liệu & nghề Quản trị mạng):

         Hiện đang có hơn 100 máy tính, 03 Phòng máy và 01 Phòng thực hành lắp ráp, bảo trì, sửa chữa máy vi tính, được nối mạng nội bộ, mạng internet, và nhiều mô hình học cụ khác.

Cơ hội việc làm:

        Làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia trong môi trường khai thác, bảo trì, giám sát cơ sở dữ liệu; tham gia thực hiện một phần công việc phân tích thiết kế hệ thống thông tin.

8/. Nghề kế toán doanh nghiệp:
        Trang bị kiến thức về lập các chứng từ kế toán, lập được các báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp…. Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán trên máy vi tính .

Cơ hội việc làm:

        Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, học sinh có cơ hội thực hiện được công việc kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ

 9/. Nghề Nghiệp vụ nhà hàng & Quản trị du lịch:
        Trang bị kiến thức chuyên môn về tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, kiến thức về ngoại ngữ, ẩm thực, vệ sinh, an toàn, chu đáo và lịch sự.

        Những kiến thức và kỹ năng để thực hiện được các nhiệm vụ quản lý và kinh doanh du lịch cũng như: thiết kế, tổ chức điều hành các chương trình du lịch, tổ chức các sự kiện hội họp, hội thảo... theo từng loại hình và đối tượng khách tham quan.

Cơ hội việc làm nghề Nghiệp vụ nhà hàng:

       - Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp nghề, học sinh trực tiếp tham gia phục vụ và bước đầu tham gia công việc quản lý tại các nhà hàng, khách sạn trong nước hoặc nước ngoài;

        - Làm kỹ thuật viên nghiệp vụ Bàn, Bar tại các cơ sở nhà hàng trong nước và liên doanh;

        - Làm giám sát viên nghiệp vụ Bàn, Bar;

        - Làm tổ trưởng nghiệp vụ Bàn, Bar.

        - Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

Cơ hội việc làm nghề Quản trị du lịch:

         Sau khi học xong, học sinh đảm đương được các vị trí như: nhân viên tổ chức sự kiện, nhân viên phòng Sale và Marketing trong khách sạn hoặc công ty du lịch, nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, kiểm soát viên lữ hành, cán bộ quản lý các phòng ban trong các khách sạn cao cấp, các công ty lữ hành tùy theo  khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.